Bước 1: Kiểm tra vật nặng và xác định di chuyển vật nặng đến đâu?
Không nên bê vác vật nặng quá cồng kềnh, ngay cả khi khối lượng chúng nhỏ ví dụ như thùng quần áo, thùng vải,… Nếu vật nặng quá cao sẽ che mất tầm nhìn của người bê. Chỉ nên bê vác những vật nặng có chiều cao nga
Đẩy nhẹ vật nặng để ước chừng khối lượng của chúng, xem có vừa sức của mình không? Nếu cảm thấy sức mình không đủ để di chuyển vật nặng này thì nhờ những người xung quanh hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ như xe đẩy hàng chẳng hạn. Không nên bê vác vật nặng quá sức. Vì như vậy sẽ gây nguy hiểm cho cả người bê và hàng hóa. Còn nếu khối lượng vật nặng nằm trong khả năng bê vác của bạn thì thực hiện các bước tiếp theo.
Vật nặng đó được đóng gói thì cần kiểm tra xem hộp, thùng đồ đạc đó đã chắc chắn chưa. Sau đó, xác định vị trí đặt vật nặng xuống để lựa chọn đường đi nhanh nhất, an toàn nhất. Tránh trường hợp trong lúc bê vác nặng bị kéo dài thời gian vì phân vân không biết đặt chúng ở đâu?
Bước 2: Tư thế bê vác, di chuyển vật nặng
- Đứng gần vào vật cần bê. Hai chân dang rộng bằng vai, hạ thấp hông và đầu gối xuống. Đồng thời giữ lưng thật thẳng.
- Tay nắm thật chắc vào vật nặng, ôm sát vào người. Dùng sức của tay, chân, đùi nâng vật nặng lên một cách dứt khoát. Trong lúc nâng lên vẫn phải giữ lưng thật thẳng. Nếu không sẽ có nguy cơ bị đau lưng, cong vẹo cột sống.
- Nếu có đủ khả năng thì nên đặt vật trên vai để dễ dàng di chuyển hơn và không bị khom lưng. Sau đó, đi đến vị trí đích.
Lưu ý: Trước khi bắt đầu, nên khởi động chân tay trước, không nên vội vã. Giữa các lần bê vác đồ vật nặng nên nghỉ ngơi lấy lại sức.
Bước 3: Kỹ thuật di chuyển vật nặng
Trong quá trình di chuyển nên điều chỉnh khoảng cách bước đi để tránh mệt mỏi quá mức. Hít thở đều trong quá trình di chuyển, ổn định hơi thở như thế sẽ đỡ mệt hơn. Nếu quãng đường di chuyển dài hoặc đồ vật quá nặng, hãy đặt nó xuống và nghỉ ngơi trong quãng đường ngắn.
Bước 4: Đặt vật nặng xuống
- Khi đặt đồ vật xuống, hãy đồng thời sử dụng cả hai tay để giữ đồ và kiểm soát quá trình đặt.
- Hạ từ từ và kiểm soát lực đè nén của đồ vật khi chúng tiếp xúc với bề mặt.
- Đảm bảo đồ vật được đặt chắc chắn và không lệch hoặc mất cân bằng sau khi đặt xuống.
- Hãy cẩn thận khi đặt đồ vật xuống để tránh tác động lên cơ thể hoặc gây chấn thương.
- Giữ lưng thẳng và sử dụng cơ lưng và chân để hỗ trợ quá trình đặt xuống.
- Nếu đồ vật quá nặng hoặc bạn cảm thấy không tự tin trong việc đặt xuống, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác để đảm bảo an toàn.